Hội Hô hấp Hà Nội (tên tiếng anh là Hanoi Respiratory Socieaty, viết tắt là HNRS) do GS.TS. Ngô Quý Châu – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sáng lập, được thành lập theo công văn số 14/HYH ngày 29 tháng 07 năm 2007 của Hội Y học thành phố Hà Nội, đến ngày 06/07/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 4123/QĐ- UBND về việc cho phép thành lập Hội Hô hấp Hà Nội, chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức hoạt động có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Hội là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện, phi lợi nhuận của tổ chức, cá nhân, tập hợp nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành đã và đang làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy y học về lĩnh vực hô hấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2017, số lượng Hội viên là 201, bao gồm các bác sỹ, các cán bộ Y tế đến từ những bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hội là nơi để các thầy thuốc, hội viên có thể trao đổi, học tập, giúp đỡ nhau nâng cao trình độ chuyên môn, quan hệ xã hội để phục vụ chăm sóc sức khỏe hô hấp cho nhân dân được tốt hơn. Bên cạnh đó, Hội Hô hấp Hà Nội còn tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn về công tác chuyên môn cho các cấp có thẩm quyền, tham gia giáo dục sức khỏe trong cộng đồng, tham gia đào tạo nguồn lực thầy thuốc hô hấp cũng như quan hệ và hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội giai đoạn (2007 – 2017) là GS.TS. Ngô Quý Châu: Nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai | Nguyên Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai | Phó tổng giám đốc chuyên môn - Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.
Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội giai đoạn 2017 – 2027 là PGS.TS. Chu Thị Hạnh: Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai | Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Ban thường vụ gồm 09 thành viên và Ban chấp hành gồm 35 thành viên là các thầy thuốc, giáo sư, tiến sỹ, bác sĩ chuyên ngành hô hấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các Phó chủ tịch Hội: PGS.TS. Nguyễn Văn Tường, PGS.TS. Vũ Văn Giáp, PGS.TS. Phan Thu Phương, PGS.TS. Đặng Hùng Minh, TS. Đoàn Thị Phương Lan. ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, ThS. Phạm Hữu Thường.
Tổng Thư ký: ThS. Phạm Thị Lệ Quyên.
Thông tin liên hệ:
Văn Phòng Hội Hô hấp Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, Toà B, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh - Số 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
SĐT: (84) 96 274 07 95;
Email: hoihohaphanoi@gmail.com
Xin cảm ơn !
Lãnh đạo và Ban chấp hành Hội Hô hấp Hà Nội đương nhiệm.
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI HÔ HẤP HÀ NỘI
Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022 Hội Hô hấp Hà Nội họp ngày 19/12/2017 tại Hà Nội đã nhất trí và thông qua Bản Phương hướng hoạt động của Hội Hô hấp Hà Nội như sau:
1. Công tác tổ chức và phát triển hội viên mới
Xây dựng, phát triển quy chế các phòng ban chuyên môn.
Xây dựng, cập nhật các hệ thống cơ sở dữ liệu (danh sách hội viên, các cá nhân/ cơ quan đối tác, hồ sơ tài liệu…).
Hoàn thiện trang thiết bị văn phòng.
Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội hàng quý, 6 tháng và hàng năm trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ sau khi Đại hội thông qua.
Tiếp nhận sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về công tác tổ chức hoạt động của Hội.
Đẩy mạnh vận động tập hợp, phát triển Hội viên mới, xây dựng đội ngũ hội viên đông về số lượng, mạnh về chất lượng hoạt động.
2. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức nghề nghiệp:
Tổ chức cho hội viên học tập, tìm hiểu về Điều lệ Hội, giúp cho hội viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đồng thời chống mọi biểu hiện tư tưởng xem nhẹ công tác của Hội.
Phối hợp với các cơ quan hữu quan, phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước, quy chế, quy định của Hội.
3. Công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực hội viên:
Đề xuất, giới thiệu các hội viên tham gia đào tạo các lớp về chuyên môn, nghiệp vụ từng lĩnh vực hoạt động;
Mời chuyên gia, giảng viên tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức chuyên ngành Hô hấp;
Khuyến khích Hội viên có đủ tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn phối hợp tham gia giảng dạy tại bệnh viện, trường học, các lớp đào tạo chuyên ngành.
Đề xuất kế hoạch đào tạo bác sĩ hô hấp có trình độ chuyên môn cao để đảm nhiệm vị trí phụ trách các chuyên ngành sâu trong công tác Hô hấp ở các đơn vị.
Tham mưu với đầu ngành tổ chức tập huấn chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực sử dụng các trang thiết bị ở đơn vị, chú trọng tới phát triển các kỹ thuật mới, ky thuật mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.
Tham gia tư vấn, thẩm định về chuyên môn của các đơn vị Sở Y tế.
4. Công tác hội thảo chuyên đề, sinh hoạt nghiên cứu khoa học:
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt nghiên cứu khoa học, các hội thảo chuyên đề học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên, với các tổ chức có liên quan;
Phối hợp với các đơn vị và tổ chức có liên quan triển khai hội nghị chuyên đề về hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động trong chuyên ngành;
5. Tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ:
Tổ chức, phối hợp tổ chức các khóa tập huấn cho hội viên và học viên ở Hà Nội và các địa phương..
Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
6. Công tác truyền thông giáo dục:
Xây dựng và phát triển các phương tiện truyền thông (trang web/facebook/ tờ rơi…) của Hội.
Duy trì các hoạt động quan hệ và hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ và quản lý công việc của Hội
Tổ chức sưu tầm, dịch thuật và in ấn sách/ tài liệu nghiên cứu và tham khảo.
Tổ chức các hoạt động liên kết giao lưu với các đơn vị Hội Hô hấp khác trong và ngoài nước.
Duy trì, kết nối, huy động, bố trí các hội viên trong nước và ngoài nước phục vụ các hoạt động của Hội.
Mở rộng hợp tác, giao lưu với các tổ chức Y khoa chuyên nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực y khoa theo quy định pháp luật..
7. Công tác phát triển Hội
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên là thành viên của Hội.
Mở rộng hợp tác, giao lưu với các tổ chức y khoa chuyên nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực y khoa theo quy định pháp luật.
Tư vấn với lãnh đạo các đơn vị về củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chuyên môn khoa hô hấp, cấp cứu – hồi sức tích cực về hô hấp và các khoa Nội ở các bệnh viện, phòng cấp cứu của các PKĐK khu vực.
Củng cố và phát triển hoàn thiện các chi hội trực thuộc Hội Hô hấp Hà Nội từ các bệnh viện đến các PKĐK khu vực trong thành phố Hà Nội.
Tham mưu với đầu ngành hô hấp, củng cố và phát triển Trung tâm Hô hấp, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực về hô hấp và các khoa của bệnh viện Bạch Mai.
Tiếp tục tham mưu và tham gia các Đề án của Bộ Y tế, Sở Y tế cùng các hoạt động xã hội, từ thiện.
8. Công tác thống kê báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác Hội
Tổ chức sinh hoạt và báo cáo định kỳ hoạt động của Ban Thường vụ, Ban chấp hành đúng quy định, chuẩn bị nội dung chương trình cụ thể.
Hội báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo theo yêu cầu với UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ.
9. Công tác tài chính:
Đảm bảo triển khai công tác tài chính của Hội theo quy định.
Xây dựng quy chế thu, chi quỹ Hội đảm bảo triển khai thực hiện công khai, minh bạch trong báo cáo hàng năm.
Kiểm tra và quyết toán quỹ Hội hàng năm theo đúng quy định.
Nguồn kinh phí để Hội hoạt động được huy động từ nhiều nguồn: Đóng góp từ nguồn thu Hội phí; Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp ủng hộ; Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của Hội.
10. Công tác thi đua khen thưởng:
Phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong hội và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên khen thưởng hàng năm, đột xuất.
11. Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Tổ chức kiểm tra, giám sát thường kỳ hoạt động của hội;
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Theo dõi kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên;
Tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng các Hội viên.
Trên đây là phương hướng và nhiệm vụ hoạt động của Hội Hô hấp Hà Nội nhiệm kỳ 2017- 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ tình hình thực tế, Hội sẽ bổ sung, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
ĐIỀU LỆ HỘI HÔ HẤP HÀ NỘI
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng
1. Tên tiếng Việt: Hội Hô hấp Hà Nội.
2. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): Hanoi Respiratory Society
3. Tên viết tắt (nếu có): HNRS
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hội Hội Hô hấp Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người hay tổ chức làm công tác nghiên cứu khoa học, chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Hô hấp, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại: Phòng 501, tầng 5, tòa nhà số 59 – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi Thành phố Hà Nội, trong lĩnh vực Hô hấp.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Hội Y học TP. Hà Nội và UBND TP. Hà Nội có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Hội là Hội thành viên của Hội Y học Hà Nội, hoạt động với tư cách Hội viên tổ chức của Hội Y học Hà Nội.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế. (đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước)
Điều 7. Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt, đồng thời hoạt động theo Điều lệ của Hội Y học Hà Nội. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức (9):
Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Hô hấp, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
Đảm bảo tiêu chuẩn theo quyết định số 34/2013/QĐ-UBND của UBND thành
phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về tổ chức, hoạt động của Hội và nhiệm vụ
quản lý nhà nước về Hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Viết đơn đăng ký tham gia tự nguyện theo thông tư số 03/2013/TT-BNV hướng
dẫn tổ chức hoạt động và quản lý hội có xác nhận của cơ quan quản lý và người sử
dụng lao động.
b) Hội viên liên kết và hội viên danh dự:
Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam chưa có đủ điều kiện là hội viên chính thức của Hội, có nguyện vọng, tự nguyện và tán thành Điều lệ của Hội, được Hội xem xét công nhận là hội viên liên kết của Hội;
Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức của Việt Nam không có đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức hoặc hội viên liên kết của Hội nhưng có uy tín, có kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội được Ban Chấp hành Hội nhất trí mời làm hội viên danh dự của hiệp hội.
Hội viên là tổ chức phải có chứng thực xác nhận giấy phép hoạt động. Nếu hội viên là doanh nghiệp dược, công ty TNHH nhiều thành viên hoặc cổ phần trở lên thì phải có nghị quyết cho phép, xác nhận đồng ý tự nguyện tham gia và cử người tham gia làm đại diện pháp luật cho doanh nghiệp, được tham gia phát biểu ý kiến với tư cách là thành viên của Hội.
Thủ tục kết nạp, quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết, hội viên danh dự do điều lệ hội quy định.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Là những bác sỹ, cán bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên trong chuyên ngành tự nguyện tham gia và chấp hành đầy đủ điều lệ của Hội.
b) Tán thành Điều lệ hội, tự nguyện gia nhập Hội.
Điều 9. Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội. Mức phí của hội viên cá nhân và hội viên tổ chức khác nhau.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra hội
- Đơn xin gia nhập Hội;
- Quyết định đồng ý được phép tham gia Hội Hô hấp Hà Nội của trường học hoặc cơ quan công tác.
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội
Điều 13. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu cần);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 14. Chủ tịch Danh dự, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn
1. Chủ tịch Danh dự là người có cống hiến trí tuệ và kinh nghiệm của mình vào việc hình thành, xây dựng và phát triển của Hội. Chủ tịch Danh dự phải là người có phẩm chất, niềm tin, tư duy đổi mới, “cựu mà không cũ”, có công lao to lớn mà không công thần tự mãn.
2. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn là chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và có uy tín trong ngành, phù hợp lĩnh vực chuyên môn cần giải quyết. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn có vai trò tham mưu cho Chủ tịch Hội và Ban chấp hành về những vấn đề chuyên môn kỹ thuật trong các trường hợp cần xác định có hay không có sai sót chuyên môn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội đồng chuyên môn là người phê duyệt cuối cùng các quyết định của Ban chấp hành.
3. Chủ tịch Danh dự và Chủ tịch Hội đồng chuyên môn không có quyền biểu quyết nhưng có quyền cho ý kiến trong các quyết định, kế hoạch của Hội.
Điều 15. Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 2/3 (hai phần ba) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 2 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 16. Ban Thường vụ Hội.
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thuờng vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ mỗi 3 tháng họp lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/3 tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 1/3 ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 17. Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội.
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 19. Tổng thư ký
Tổng thư kí có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung các cuộc họp; chi chép nội dung các cuộc họp của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; thường xuyên theo dõi tổng hợp tình hình kết quả hoạt động của Hội.
Điều 20. Văn phòng Hội và các ban chuyên môn
1. Văn phòng Hội và các ban chuyên môn là bộ phận giúp việc của Hội
Văn phòng Hội gồm có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng và nhân viên. Tiêu chuẩn Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; số lượng Phó Chánh Văn phòng và nhân viên do Ban Chấp hành quyết định.
Hội có các Ban chuyên môn: Ban Tài chính; Ban Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật Ban Khoa học – Đào tạo. Tiêu chuẩn và số lượng thành viên của Ban chuyên môn do Ban Chấp hành quyết định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban chuyên môn
a) Ban Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật
Ban Thi đua - khen thưởng và kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
b) Ban Tài chính
c) Ban Khoa học – Đào tạo
Chương V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 21. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 22. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Hội viên có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban Chấp hành Hội đối với mình. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và các bộ phận trực thuộc Hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tuân theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của Hội.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Hội.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 23. Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Hội phí hàng năm của hội viên;
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác;
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
2. Tài sản của Hội
Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 24. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tải sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 25. Khen thưởng
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 26. Kỷ luật
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng các hình thức: từ phê bình, cảnh cáo, đến khai trừ ra khỏi Hội.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội Đại biểu Hội Hô hấp Hà Nội mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Hội Hô hấp Hà Nội gồm 8 Chương, 28 Điều.
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Hô hấp Hà Nội có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
NHÂN SỰ HỘI HÔ HẤP HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2022 – 2027
STT |
Họ đệm |
Tên |
Trình độ |
Trú quán |
Chức vụ hiện nay |
SĐT |
1 |
Nguyễn Hải |
Anh |
PGS. TS |
Hà Nội |
Nguyên PGĐ – Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
0968863668 |
2 |
Trịnh Việt |
Anh |
ThS |
Hà Nội |
Khoa Hô hấp – Bệnh viện E |
0943140382 |
3 |
Lê Thị Vân |
Anh |
BSCKII |
Hải Phòng |
BVĐK quốc tế Hải Phòng |
0989133383 |
4 |
Ngô Quý |
Châu |
GS. TS |
Hà Nội |
Phó Tổng Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh |
|
5 |
Nguyễn Tiến |
Dũng |
PGS. TS |
Hà Nội |
Nguyên Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai |
0913518596 |
6 |
Vũ Văn |
Giáp |
PGS. TS |
Hà Nội |
PGĐ Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
0989335356 |
7 |
Đinh Thị |
Hòa |
TS |
Hà Nội |
Bệnh viện 198 |
0947485778 |
8 |
Chu Thị |
Hạnh |
PGS. TS |
Hà Nội |
BVĐK Tâm Anh Hà Nội |
0912351617 |
9 |
Bùi Thị |
Hiệp |
BS |
Hà Nội |
Hội Y học thành phố Hà Nội |
0979636151 |
10 |
Bùi Thị Minh |
Thu |
BSCKII |
Hà Nội |
Bệnh viện 354 |
0979860696 |
11 |
Trần Thị |
Hoài |
Ths |
Hà Nội |
Trưởng khoa TN BV Đức Giang |
0989055911 |
12 |
Đoàn Anh |
Đào |
BSCKII |
Hà Nội |
Trưởng khoa Nội- BV Thanh Nhàn |
0985998423 |
13 |
Đinh Trọng |
Hiếu |
Ths |
Hà Nội |
Trưởng khoa HSCC BV Đống Đa |
0916150924 |
14 |
Nguyễn Văn |
Tình |
TS |
Vĩnh Phúc |
Bệnh viện 74 Trung ương |
0989652955 |
15 |
Nguyễn Hiền |
Vân |
|
Hà Nội |
Bệnh viện Saint Paul |
0982038489 |
16 |
Đoàn Thị Phương |
Lan |
TS |
Hà Nội |
Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
0979561786 |
17 |
Đặng Hùng |
Minh |
TS |
Hà Nội |
Khoa Khám bệnh – BV Bạch Mai |
0975838668 |
18 |
Phan Thu |
Phương |
PGS. TS |
Hà Nội |
GĐ Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
0989956566 |
19 |
Phạm Hữu |
Thường |
ThS |
Hà Nội |
GĐ BV Phổi Hà Nội |
0983980867 |
20 |
Nguyễn Đình |
Tiến |
PGS. TS |
Hà Nội |
Trưởng khoa Nội Hô hấp – BV 108 |
0988013322 |
21 |
Lê Thị |
Trâm |
BSCKII |
Hà Nội |
BVĐKQT Hải Phòng |
0912038753 |
22 |
Nguyễn Xuân |
Triều |
PGS. TS |
Hà Nội |
Nguyên chủ nhiệm BM Lao và Bệnh phổi – HV Quân Y |
0913052556 |
23 |
Đặng Quốc |
Tuấn |
PGS. TS |
Hà Nội |
Phó trưởng khoa HSTC – BV Bạch Mai |
0903282824 |
24 |
Phạm Thị Lệ |
Quyên |
Ths |
Hà Nội |
BV Bạch Mai |
0918076388 |
25 |
Nguyễn Quang |
Đợi |
TS |
Hà Nội |
Trưởng khoa Hô hấp BV tỉnh Hải Dương |
0904354729 |
26 |
Nguyễn Minh |
Sang |
Ths.BS |
Hà Nội |
Khoa Hô hấp BV Hữu Nghị |
0973016888 |
27 |
Lê |
Hoàn |
TS.BS |
Hà Nội |
BV ĐHY Hà Nội |
0372286666 |
28 |
Lê Minh |
Hương |
PGS.TS |
Hà Nội |
BV Vinmec Hà Nội |
0912397177 |
29 |
Nguyễn Thanh |
Hồi |
PGS.TS |
Hà Nội |
GĐ BVĐKQT Hải Phòng |
0989778868 |
30 |
Trần Trọng |
Kiểm |
TS |
Hà Nội |
Nguyên trưởng khoa Ngoại lồng ngực – BV 108 |
0987357125 |
31 |
Nguyễn Văn |
Tường |
PGS.TS |
Hà Nội |
Trường Đại học Y Hà Nội |
0903290057 |
32 |
Đinh Thị Thu |
Hương |
TS |
Hà Nội |
Trưởng khoa Nội tổng Hợp & Truuwongr khoa HS ngoại BV Thanh Nhàn |
0982603903 |
33 |
Tạ Hữu |
Ánh |
BS |
Hà Nội |
Bệnh viện Lão khoa Trung Ương |
0989286899 |
34 |
Hoàng Đức |
Bách |
Ths |
Hà Nội |
BV Việt Nam Cu Ba |
0902278054 |
35 |
Nguyễn Thị Thanh |
Huyền |
Ths |
Hà Nội |
Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai |
0977655035 |
1 |
GS.TS. Ngô Quý Châu |
Phó Tổng Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh |
2 |
PGS.TS. Nguyễn Văn Tường |
Trường Đại học Y Hà Nội |
3 |
PGS.TS. Nguyễn Xuân Triều |
Học viện Quân Y 103 |
4 |
TS. Bùi Thị Thanh Hà |
Nguyên Phó Giám đốc – Bệnh viện Hữu Nghị |
5 |
BS. Bùi Thị Hiệp |
Phó Chủ tịch Hội Y học TP. Hà Nội |
6 |
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng |
Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai |
PGS.TS. Chu Thị Hạnh / Trưởng khoa Hô hấp – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội
STT |
Họ tên |
CQ công tác |
1 |
PGS.TS. Phan Thu Phương |
Giám đốc TTHH – BV Bạch Mai |
2 |
PGS.TS. Đặng Hùng Minh |
Phó khoa Khám bệnh -BV Bạch Mai |
3 |
Ths. Phạm Hữu Thường |
GĐ BV Phổi Hà Nội |
4 |
PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến |
Bệnh viện trung ương quân đội 108 |
5 |
PGS.TS. Vũ Văn Giáp |
Phó giám đốc TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
6 |
TS. Đoàn Thị Phương Lan |
TT Hô Hấp – BV Bạch Mai |
7 |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Phó giám đốc TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
STT |
Họ tên |
CQ công tác |
Ghi chú |
1 |
PGS.TS. Chu Thị Hạnh |
Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh |
Chủ tịch |
2 |
PGS.TS. Phan Thu Phương |
Giám đốc TTHH – BV Bạch Mai |
Phó chủ tịch |
3 |
PGS.TS. Đặng Hùng Minh |
Phó khoa Khám bệnh -BV Bạch Mai |
Phó chủ tịch |
4 |
Ths. Phạm Hữu Thường |
Giám đốc BV Phổi Hà Nội |
Phó chủ tịch |
5 |
PGS.TS. Vũ Văn Giáp |
Phó giám đốc TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
Phó chủ tịch |
6 |
TS. Đoàn Thị Phương Lan |
TT Hô Hấp – BV Bạch Mai |
Phó chủ tịch |
7 |
Ths.Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Phó giám đốc TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
Phó chủ tịch |
8 |
PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến |
Chủ nhiệm bộ môn Nội hô hấp |
Phó chủ tịch |
9 |
ThS. Phạm Thị Lệ Quyên |
TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
Tổng thư ký |
STT |
Họ tên |
CQ công tác |
Ghi chú |
1 |
ThS. Phạm Thị Lệ Quyên |
TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
Tổng thư ký |
2 |
Ths. Đinh Thị Thu Hương |
Khoa Nội - Bệnh viện Đống Đa |
Thư ký |
3 |
Ths. Trịnh Việt Anh |
Khoa Hô hấp - Bệnh viện E |
Thư ký |
4 |
TS. Bùi Thị Mai Hương |
Khoa Nội 1 Bệnh viện Xanh pôn |
Thư ký |
5 |
TS. Nguyễn Quang Đợi |
Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Hải Dương |
Thư ký |
6 |
Ths. Nguyễn Thanh Thủy |
TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
Thư ký |
STT |
Họ tên |
CQ công tác |
1 |
TS. Đặng Hùng Minh |
Phó khoa Khám bệnh -BV Bạch Mai |
2 |
BSCKII. Lê Thị Vân Anh |
BVĐHY Hà Nội |
3 |
TS Đoàn Thị Phương Lan |
TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
4 |
Ths. Phạm Thị Lệ Quyên |
TT Hô Hấp- BV Bạch Mai |
5 |
TS. Hoàng Văn Huấn |
PGĐ BV Phổi Hà Nội |
STT |
Họ và tên |
Đơn vị công tác- |
1 |
GS.TS. Ngô Quý Châu |
Phó Giám đốc BV Bạch Mai |
2 |
PGS.TS. Nguyễn Xuân Triều |
Nguyên chủ nhiệm BM lao và BP – HV Quân Y |
3 |
PGS.TS. Nguyễn Văn Tường |
Nguyên Phó HT Trường Đại học Y Hà Nội |
4 |
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng |
Nguyên trưởng khoa nhi – BV Bạch Mai |
5 |
PGS.TS. Hoàng Hồng Thái |
Đại học Y Hà Nội |
6 |
PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến |
Nguyên Trưởng khoa Nội hô hấp – BV 108 |
7 |
PGS.TS. Đào Minh Tuấn |
Nguyên Trưởng khoa Hô hấp – BV Nhi Trung Ương |
8 |
PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn |
Q. GĐ Trung Tâm HSTC – BV Bạch Mai |
9 |
PGS.TS. Lê Minh Hương |
Chủ tịch Hội hen dị ứng nhi |
10 |
PGS.TS. Trần Hoàng Thành |
Bộ môn Nội tổng hợp - Trường ĐH Y Hà Nội |
11 |
PGS.TS. Chu Thị Hạnh |
Trưởng khoa Hô Hấp BVĐk Tâm Anh |
12 |
PGS.TS. Tạ Bá Thắng |
Bệnh viện 103 |
13 |
ThS. Phạm Hữu Thường |
GĐ Bệnh viện Phổi Hà Nội |
14 |
TS. Lê Hoàn |
BVĐHY Hà Nội |
STT |
Họ và tên |
CQ công tác |
1 |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Phó GĐ TT Hô hấp – BV Bạch Mai |
2 |
TS. Lê Hoàn |
BVĐHY Hà Nội |
3 |
BSCKII. Lê Vân Anh |
BV Bạch Mai |
STT |
Họ và tên |
CQ công tác |
1 |
Ths. Nguyễn Thị Diệu Hồng |
Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
2 |
Ths. Hoàng Anh Đức |
Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
3 |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền |
PGĐ Trung tâm Hô hấp – BV Bạch Mai |
4 |
Ths. BS. Nguyễn Thanh Thủy |
Đại học Y Hà Nội |
5 |
Ths. BS. Hoàng Đức Bách |
Bệnh viện Việt Nam – CuBa |
6 |
BSCKII. Lê Thị Trâm |
BV Đa khoa quốc tế Hải Phòng |
Mọi thông tin xin liên hệ:
Văn Phòng Hội Hô hấp Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, Toà B, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh - Số 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
SĐT: (84-24) 3629 1207 / (84) 367 969 431 / (84) 96 274 0795
Email: hoihohaphanoi@gmail.com
Xin cảm ơn !
Tài trợ Vàng
Tài trợ Bạc