ThS. BSNT. Lê Thị Hồng Thắm
Khoa Hô Hấp - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội
1. Áp xe phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Áp xe phổi hay ép xe phổi (tiếng Anh là Lung Abscess) là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở mô phổi, sau khi người bệnh mắc các viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi nhiễm khuẩn… Khi mắc bệnh, nhu mô phổi của người bệnh sẽ bị hoại tử, lâu ngày hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh.
Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu nặng, suy kiệt các cơ quan đe dọa đến tính mạng… Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu xác định được vị trí vi khuẩn gây bệnh và chọn được kháng sinh thích hợp.
2. Triệu chứng lâm sàng của áp xe phổi là gì?
Triệu chứng đáng chú ý nhất của áp xe phổi là ho có đờm. Đờm ho ra có thể có máu hoặc mủ, có mùi hôi, thối.
Các triệu chứng khác bao gồm:
+ Sốt từ 38,3°C trở lên
+ Hơi thở hôi
+ Đau ngực
+ Hụt hơi
+ Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc đổ mồ hôi đêm
+ Giảm cân
+ Mệt mỏi
3. Nguyên nhân gây ra áp xe phổi?
Áp xe phổi có thể được phân loại là nguyên phát hoặc thứ phát. Chúng có những nguyên nhân khác nhau và phát triển từ các chủng vi khuẩn khác nhau.
+ Áp xe nguyên phát là do nhiễm trùng trong phổi. Lạm dụng rượu là tình trạng có nhiều khả năng khiến một người dễ bị áp xe phổi nhất. Những người lạm dụng rượu thường bị nôn mửa và mức độ ý thức bị thay đổi, làm tăng khả năng một người hít phải chất chứa trong dạ dày và vi khuẩn vào phổi, có thể gây nhiễm trùng. Hơn nữa, những người lạm dụng rượu thường có hệ thống miễn dịch suy yếu do sức khỏe tổng thể kém và suy dinh dưỡng, điều này cũng khiến dễ bị nhiễm trùng hơn
+ Viêm phổi, bao gồm một loại được gọi là viêm phổi hít, cũng có thể gây áp xe phổi nguyên phát. Viêm phổi hít là một bệnh nhiễm trùng phát triển sau khi thức ăn hoặc dịch tiết từ miệng, dạ dày hoặc xoang bị hít vào phổi thay vì đi vào thực quản. Đó là nguyên nhân rất phổ biến của áp xe nguyên phát. Việc hít phải thức ăn hoặc chất tiết hay xảy ra khi một người nào đó bị an thần hoặc bất tỉnh, do nhiễm độc hoặc gây mê. Các chất hít vào thường chứa đầy vi khuẩn, do nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong miệng, đường hô hấp hoặc dạ dày.
Áp xe thứ cấp là do bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài nhiễm trùng bắt đầu ở phổi. Những ví dụ bao gồm:
+ Tắc nghẽn đường dẫn khí lớn trong phổi do lao, do dị vật đường thở, có thể là do u phế quản…
+ Bệnh đồng mắc ở phổi: giãn phế quản, xơ hoá kén…
+ Nhiễm trùng từ các bộ phận khác của cơ thể lan đến phổi
+ Áp xe phổi thứ phát ít gặp hơn áp xe phổi nguyên phát.
4. Ai có thể mắc áp xe phổi?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (bao gồm người lớn và trẻ em), tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm:
+ Cấy ghép nội tạng
+ Bệnh ung thư
+ HIV
+ Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ,
5. Áp xe phổi có điều trị được không? Điều trị như thế nào?
6. Làm thế nào để không mắc áp xe phổi?
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở phổi, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên lưu ý áp dụng:
7. Cần phải ăn uống như thế nào để không mắc áp xe phổi?
Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh áp xe phổi.
Nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…
Nếu người bệnh mệt mỏi, khó ăn, có thể uống các loại nước ép trái cây và rau quả tươi cũng rất tốt cho người bệnh áp xe phổi.
Bệnh nhân áp xe phổi cần được nghỉ ngơi, ăn lỏng và uống nhiều nước. Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu.
Cung cấp đủ nước có tác dụng làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm ra. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây, sữa...). Nếu người bệnh sốt cao cần uống oresol để bù nước và điện giải.
Protein hay còn gọi là chất đạm là thành phần thiết yếu cho việc hình thành, tái tạo và hồi phục của cơ thể. Nếu thiếu protein sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh lên quan đến sự giảm sức đề kháng của cơ thể.
Người bệnh áp xe phổi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng sữa, các loại đậu đỗ…, không ăn kiêng trong giai đoạn mắc bệnh.
Người bệnh áp xe phổi cần hạn chế ăn các loại thức ăn chiên, xào, nướng chứa nhiều gia vị và dầu mỡ vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.
Không ăn đồ lạnh. Kiêng rượu, bia và không hút thuốc lá…
Cần lưu ý: Để tránh bị sặc, không nên để người bệnh nằm khi ăn. Nên cho người bệnh ăn từng miếng nhỏ.
8. Vậy tiên lượng tiến triển của áp xe phổi như thế nào?